Cầu Cát Lái nối Đồng Nai chuẩn bị được xây dựng

Cầu Cát Lái nối Đồng Nai chuẩn bị được xây dựng được đưa vào dự kiến xây dựng vào khoảng thời gian từ 2012 đến năm 2020 để dùng làm đường thay thế cho hệ thống phà Cát Lái hiện tại. Chiều dài cây cầu này nằm trong khoảng chiều dài từ 4,5km cùng 6 làn xe riêng và 2 làn hỗn hợp.

Cầu Cát Lái nối Đồng Nai chuẩn bị được xây dựng

Tổng chi phí xây dựng cầu Cát Lái lên tới 5.700 tỷ đồng

Dự án cầu Cát Lái được xây dựng dựa trên quyết định bổ sung quy hoạch phát triển GTVT TP HCM đến năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ. Theo đó, Thủ tướng đã quyết định xây dựng cầu Cát Lái để thay thế cho phà Cát Lá và cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh. Bên cạnh đó, còn thực hiện xây dựng song song cùng tuyến đường quốc lộ 50 trong bản quy hoạch giao thông TP HCM đến năm 2020. Nhờ việc xây dựng cây cầu này mà giá trị bất động sản của khu dân cư Cát Lái cũng được tăng lên nhanh chóng.

 

Điểm đầu của cầu Cát Lái sẽ kết nối cùng với nút giao thông Mỹ Thuỷ ( tại quận 2, TP HCM) và điểm cuối của cây cầu này sẽ nằm tại xã Phú Hữu, khu đô thị Nhơn Trạch ( tỉnh Đồng Nai). Dự án cầu Cát Lái có dự kiến tổng chi phí đầu tư là khoảng 5.700 tỷ đồng ( chưa bao gồm lợi nhuận và vay lãi đầu tư). Trong đó, để đền bù mặt bằng giải phóng sẽ có chi phí khoảng 1.225 tỷ đồng. Cùng với vấn đầy xây cầu Cát Lái, Thủ tướng cũng phê duyệt quyết định xây dựng cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh với 4 làn xe chạy và 2 làn đường hỗn hợp.

Cầu Cát Lái nối Đồng Nai chuẩn bị được xây dựng

Ý nghĩa quan trọng của cầu Cát Lái giữa TP HCM và tỉnh Đồng Nai

Cầu Cát Lái được xây dựng không những giúp cho người dân qua sông không phải “ luỵ phà” mà còn là dự án giao thông quan trọng trong việc giúp làm ùn tắc giao thông và làm giãn dân biến huyện Nhơn Trạch ( Đồng Nai) thành ngoại ô của TP HCM.

 

Ngoài ra, tại khu vực này cũng đã xuất hiện song hành cao tốc Long Thành -Dầu Giây nối TP HCM với các tỉnh Đông Nam Bộ với nhau. Tuy nhiên, cao tốc này vẫn có hướng di chuyển chính là đến các thành phố Phan Thiết và Đà Lạt. Đó là chưa kể, tuyến đường cao tốc này còn chỉ có làn đường dành cho ô tô, còn những loại phương tiện khác muốn đi từ Long Thành vào trung tâm TP HCM phải đi đường vòng khá dài. Do đó, cùng với việc quy hoạch và xây dựng cầu Cát Lái trong tương lai sẽ giúp làm giảm được sự ách tắc giao thông và kết nối dễ dàng cùng với giao thông của TP.HCM với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

Cùng với trục đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đường Vành Đai 2, thì khu vực dân cư Cát Lái còn sử hữu hệ thống giao thông hoàn chỉnh với những tuyến đường khác trong khu vực như đại lộ Võ Văn Kiệt, hệ thống cầu: Mỹ Thuỷ, Phú Mỹ, Thủ Thiêm, Sài gòn… Chính nhờ có hệ thống giao thông thuận tiện mà cư dân tại đây cũng dễ dàng di chuyển hơn. Vì thế, từ khu đô thị Cát Lái, cư dân có thể có được cuộc sống đầy đủ tiện ích ngoại khu như siêu thị mua sắm Big C, bệnh viện quốc tế Phúc An Khang, trung tâm thương mại Parkson, Vincom Mega Mall…

 

Theo Gia Khánh Land suy đoán, các dự án căn hộ tại KĐT Cát Lái sẽ tiếp tục gia tăng giá trị bất động sản trong thời gian tới đây.

Trả lời

0913.756.339